Cách đối phó bệnh giãn dây chằng khi mang thai nhanh chóng

Đánh giá bài viết

Mang thai các chị em nên lưu ý tới bệnh giãn dây chằng bởi đây là thời điểm có nguy cơ mắc bệnh cao  nhất. Nguyên do được tìm ra là do thời điểm mang thai cân nặng tăng nhanh, em bé lớn dần trong bụng gia tăng áp lực lên dây chằng và thành xương chậu khiến dây chằng giãn rộng hơn, thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mắc bệnh cao nhất cần tránh. Như vậy, nên lưu ý với các triệu chứng phát bệnh và tìm cách đối phó bệnh giãn dây chằng khi mang thai đúng cách khỏe mẹ, an toàn cho bé suốt giai đoạn thai kỳ. 

Phát hiện bệnh giãn dây chằng sớm

Trước khi chia sẻ cách đối phó với bệnh giãn dây chằng khi mang thai chúng tôi muốn cảnh giác sớm tới các chị em một số dấu hiệu phát hiện bệnh giãn dây chằng sớm, tránh vì không có kinh nghiệm hay chủ quan khiến bệnh tình ngày một nặng hơn và nghiêm trọng.

Nếu các mẹ gặp phải 4 dấu hiệu sau thì nên đi tới bệnh viện kiểm tra giãn dây chằng ngay:

  • Xuất hiện cảm giác đau đột ngột, di chuyển thì cơn đau tăng lên. 
  • Các khu vực vùng bụng, đùi, xương chậu có cảm giác đau âm ỉ, đau nhiều, đặc biệt là vùng xương chậu nơi thai nhi phát triển sẽ đau nhiều và khó chịu. 
  • Ở lâu trong một tư thế sẽ đau âm ỉ kéo dài nhiều hơn. 
  • Dấu hiệu toàn thân: Người mệt mỏi, co thắt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, chảy máu… 

Chủ yếu nhận biết giãn dây chằng qua tình chất cơn đau, do đó trong thời gian mang thai nếu gặp phải các dấu hiệu trên đây thì nên tới bệnh viện khám kiểm tra phát hiện bệnh chính xác.

Đối phó bệnh giãn dây chằng khi mang thai đúng cách

Theo lẽ tự nhiên là khi trọng lực cơ thể tăng lên, sẽ gia tăng áp lực lên xương khớp, dây chằng. Do đó  bất kỳ mẹ bầu nào khi mang thai cũng có thể gặp phải hiện tượng giãn dây chằng. Tuy nhiên thời điểm mang thai là giai đoạn nhạy cảm, mẹ bầu không thể dùng thuốc điều trị giãn dây chằng như bình thường được vì nhiều thuốc có thể đi qua nhau thai vào thai nhi gây ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Nhưng các mẹ yên tâm, chỉ cần thực hiện cách điều trị bệnh giãn dây chằng khi mang thai  theo các bước mà chuyên gia bác sĩ khuyên dưới đây là bệnh tình sẽ thuyên giảm rõ rệt.

1/  Giảm bệnh giãn dây chằng khi mang thai không dùng thuốc 

  • Thay đổi thói quen vận động

Mẹ bầu không nên vận động mạnh, tránh môn thể thao cần nhiều sức. Chủ yếu là nên vận động rèn luyện bằng các bài tập nhẹ nhàng, môn thể thao vừa sức như đi bộ, tập yoga là thích  hợp. Đặc biệt là tránh ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ làm tăng áp lực giãn dây chằng nhiều hơn. Trong trường hợp làm việc trong môi trường văn phòng thì nên thường xuyên đứng lên vận động di chuyển đi lại khoảng 3-5 phút rồi làm việc tiếp.

  • Lưu ý khi ngủ 

Nên ngủ trong tư thế thoải mái nhất là điều các mẹ nên lưu ý. Bụng bầu to, khó khăn trong việc nằm ngủ, tư thế không hề thoải mái không chỉ khiến chị em ngủ không sâu giấc mà nằm sai tư thế còn khiến dây chằng vùng bụng, xương chậu bị giãn ra.

Tư thế ngủ cho mẹ bầu nên nằm ở bên trái giảm đau khi giãn dây chằng

Tư thế ngủ cho mẹ bầu nên nằm ở bên trái giảm đau khi giãn dây chằng

Bác sĩ khuyên các mẹ trong giai đoạn mang thai nên nằm nghiêng về phía bên trái, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm áp lực tới dây chằng và còn tránh ép tim gây khó thở, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

  • Massage nhẹ nhàng vùng đau 

Tại vùng giãn dây chằng gây đau nhức nếu nhẹ có thể tự massage nhẹ nhàng bằng cách xoa bóp thư giãn, giảm căng thẳng thần kinh giảm những cơn đau rất tốt. Thêm vào đó người mẹ có thể dùng khăn đã nhúng nước ấm đắp vào vùng giãn dây chằng, nhiệt độ nóng sẽ giúp làm giãn mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn giảm cơn đau, tạo cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu.

  • Sử dụng đai đỡ bụng 

Đai đỡ bụng bầu giảm đau khi giãn dây chằng

Đai đỡ bụng bầu giảm đau khi giãn dây chằng

Giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên vùng dây chằng có thể dùng đai đỡ bụng quy chuẩn trên thị trường hiện nay. Chọn các loại đai đỡ bụng phù hợp, đúng quy định trong những trường hợp đi làm, đi xe đường dài, vận động sẽ giúp giảm đau đớn cho các mẹ giãn dây chằng rất tốt. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng đai đỡ bụng vì có thể làm giảm trương lực cơ sinh sẽ ảnh hưởng tới sinh nở về sau.

2/ Chữa bệnh giãn dây chằng khi mang thai bằng thuốc 

Điều trị giãn dây chằng khi mang thai bằng thuốc

Điều trị giãn dây chằng khi mang thai bằng thuốc

Trong trường hợp bị giãn dây chằng nhiều gây nên những cơn đau đớn kèm theo các dấu hiệu nặng như: ớn lạnh, buồn nôn, nôn, sốt ảnh hưởng tới mẹ bầu thì bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc  hỗ trợ điều trị có tác dụng giảm đau như paracetamol hoặc thuốc có chứa hoạt chất paracetamol. Tuy nhiên dùng thuốc giảm đau hay thuốc bổ trợ gì cho mẹ bầu thì cũng nên dùng theo lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn.

=> Như vậy, giãn dây chằng khi mang thai là rất hay gặp, mặc dù không để lại hậu quả gì nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng tới mẹ và bé trong thời gian mang thai vì phải chịu cảnh đau đớn, mệt mỏi, mất ngủ. Thế nên tốt nhất khi có biểu hiện phát bệnh nên tới bệnh viện khám để có lời khuyên hợp lý giúp phòng ngừa bệnh đúng cách nhất.

-> Tham khảo thêm bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết

Bình luận (1)

  1. Huyen trangHuyen trang says: Trả lời

    E bị thốn bụng dưới khi trở mình hoặc khi ngồi dậy rời khỏi giường. Đau từ tháng thứ 4. Giờ e gần 6 tháng mà thốn nh hơn. Như vậy có phải do dây chằng không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
Ẩn