Điều trị bệnh đau khớp gối

Đánh giá bài viết

Bên cạnh việc bị chấn thương do chơi thể thao, lao động… thì bệnh đau khớp gối còn được xem là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh xương khớp khác như viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối hay bệnh về mạch máu. Vì vậy đây là một căn bệnh không thể xem nhẹ, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh của mình nhằm có hướng điều trị triệt để căn bệnh này chứ không nên trị bệnh một cách chung chung mơ hồ sẽ không đem lại hiệu quả. Nếu là các chấn thương bình thường thì bạn có thể nhận biết được nhưng nếu bạn không xác định được lý do bị đau khớp gối của mình thì cần đi khám bệnh để các bác sĩ chụp chiếu đầu gối tìm ra nguồn gốc của bệnh để điều trị chính xác hơn.

dieu-tri-dau-khop-goi

Cách điều trị bệnh đau khớp gối

Trường hợp bạn bị đau khớp gối do chấn thương thì có thể chữa trị rất đơn giản. Bạn nên xoa bóp và vận  động khớp nhẹ nhàng, có thể dùng dây thun chuyên dụng cố định và bảo vệ khớp gối. Ngoài ra kết hợp sử dụng thuốc chữa đau khớp gối có tác dụng giảm đau, giảm sưng một thời gian ngắn sẽ khỏi.

Các trường hợp chấn thương nặng lâu ngày hoặc do bệnh lý thì áp dụng điều trị theo các phương pháp sau:

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương với hơn 40 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh xương khớp đã giúp đông đảo người bệnh phục hồi vận động. [Tìm hiểu ngay]

1. Dùng thuốc

Các thuốc điều trị bệnh xương khớp đa phần là thuốc giảm đau, chống viêm. Tùy theo loại bệnh lý mà bạn mắc phải các bác sĩ sẽ kê đơn thích hợp cho bạn

2. Vật lý trị liệu

Bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện các bài tập và các biện pháp hỗ trợ khác nhằm tăng cường các cơ quanh đầu gối và cải thiện sự thăng bằng. Trường hợp như bệnh nhân thoái hóa đầu gối thì sẽ được niềng khung vào bên trong hoặc bên ngoài gót chân nhằm làm giảm áp lực cho đầu gối và giúp bảo vệ hỗ trợ các khớp gối.

3. Tiêm thuốc

– Tiêm thuốc giảm đau, giảm viêm vào khớp gối giúp bệnh nhân đỡ đau được vài tháng

– Tiêm một loại dầu bôi trơn vào trong khớp gối sẽ giúp bệnh nhân giảm đau được tới sáu tháng. loại chất này giống với loại chất trong  các khớp gối khỏe mạnh.

4. Phẫu thuật

Tùy theo tính chất của tổn thương, các bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp sau:

– Phẫu thuật khớp: nhằm loại bỏ các cơ quan lỏng từ khớp gối, sửa chữa, rách nát, hư hỏng sụn và tái tạo dây chằng bị rách.

– Phẫu thuật thay thế một phần đầu gối hư hỏng nhất , với phương pháp này bệnh nhân có thể phục hồi rất nhanh mà không phải ở lại bệnh viện lâu.

– Phẫu thuật thay thế khớp gối: khớp gối của người bệnh sẽ được thay thế bằng một khớp gối nhân tạo bằng hợp kim kim loại, nhựa cao cấp hoặc polyme.

Bên cạnh các biện pháp trên thì bệnh nhân cũng cần tự chăm sóc khớp gối bị đau bằng các có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, có thể chườm đá hoặc châm cứu giúp giảm đau và giảm viêm. Ngoài ra khi khớp gối sắp bình phục bạn cần có chế độ tập luyện vận động khớp gối nhẹ nhàng để nó dần phục hồi chức năng của mình.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
Ẩn