Triệu Chứng Bệnh Thoái Hóa Khớp Dễ Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả [Đừng bỏ qua]

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương với hơn 40 năm kinh nghiệm đã giúp đông đảo người bệnh xương khớp phục hồi vận động. [Xem ngay]
5/5 - (9 bình chọn)

Bệnh thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau xương khớp, hạn chế vận động ở người trưởng thành. Theo sự gia tăng của tuổi tác thì xương khớp của chúng ta cũng dần bị lão hóa theo, bệnh thoái hóa khớp xảy ra là một điều tất yếu. Nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế vĩnh viễn. Để giúp người bệnh chủ động phát hiện và chữa trị bệnh, bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng trong việc nhận biết các triệu chứng của bệnh thoái hoá khớp.

XEM NGAY: Khám phá bài thuốc điều trị thoái hóa khớp được mệnh danh là “bảo vật quốc gia” 

Thoái hóa khớp là gì? Các dạng thoái hóa khớp thường gặp

Thoái hóa khớp là tình trạng già đi của các khớp khiến bề mặt sụn xương trở nên thô ráp và gây đau khi 2 đầu xương cọ vào nhau lúc vận động. Vì thế mà hiện tượng đau khớp và kém vận động được xem như là những triệu chứng điển hình của căn bệnh này.

Thoái hoá khớp có thể xảy ra ở hầu hết các khớp trên cơ thể

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở hầu hết tất cả các khớp trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở các khớp sau đây:

  • Thoái hóa ngón tay : Phụ nữ thời kỳ mãn kinh thường bị thoái hóa ở ngón tay. Ở các khớp của ngón tay xuất hiện các cục bướu nhỏ  gây  đau, khó vận động các ngón tay.
  • Thoái hóa khớp gối: Đầu gối là vùng khớp chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, tham gia vận động nhiều nhất, bệnh nhân thoái hóa khớp gối thường bị đau nhiều khi đi bộ và lên xuống cầu thang.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đây là tình trạng thoái hóa gây đau nhức âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau nhiều lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng, ngồi nhiều hoặc lao động nặng, lúc nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm.
  • Thoái hóa khớp háng: Bệnh nhân thường bị đau ở vùng bẹn và vùng trước đùi, có khi đau lan xuống mông, tê mỏi khi co duỗi khớp và đau tăng khi vận động hoặc đứng, ngồi lâu.
  • Thoái hóa cột sống cổ: Bệnh xảy ra khi hệ thống đĩa đệm ở vùng cột sống cổ bị tổn thương do ảnh hưởng của tuổi tác hay thói quen vận động sai tư thế, gây đau mỏi ở phía sau gáy và đau lan xuống vai, cánh tay.
  • Thoái hóa gót chân: ​​Hiện tượng này xảy ra do mô sụn bao quanh khớp xảy ra quá trình lão hoá, bị bào mòn, hình thành các gai xương gây đau đớn vướng víu ở gót chân khi người bệnh đi lại, vận động.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp 

Bệnh thoái hóa khớp thường diễn tiến rất âm thầm và có những triệu chứng khác nhau giữa các bệnh nhân do phụ thuộc vào vùng khớp bị thoái hoá, mức độ tổn thương của khớp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể dễ dàng nhận biết bệnh qua những triệu chứng điển hình sau:

  • Đau khớp: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh và rất dễ nhận và tùy theo vị trí khớp bị thoái hóa mà nó sẽ gây đau ở đó. Bệnh nhân có thể đau âm ỉ hoặc liên tục, nhất là khi vận động. Nếu có thời gian nghỉ ngơi thì sẽ bớt đau hơn. 
Đau nhức dữ dội chính là biểu hiện thường gặp nhất của thoái hoá khớp gối
  • Cứng khớp: Triệu chứng này hay xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đi kèm theo các cơn đau, khiến người bệnh nhất thời không thể cử động. Tình trạng này sẽ giảm dần sau khi người bệnh nghỉ ngơi khoảng 30 phút. 
  • Tiếng kêu lạo xạo phát ra khi cử động khớp: Khi bị thoái hóa khớp, sụn và đĩa đệm ở giữa hai đầu xương sẽ bị hao mòn, thiếu hụt dịch nhầy bôi trơn khớp, khiến 2 đầu xương bị khô. Vì vậy, nếu người bệnh di chuyển, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau và phát ra tiếng kêu lạo xạo kèm theo cảm giác đau dữ dội.
  • Việc vận động, di chuyển bị hạn chế: Các khớp bị thoái hóa đồng nghĩa với việc các chức năng vận động bị suy giảm. Lúc này, người bệnh cảm thấy khó khăn khi vận động, ngay cả khi thực hiện những động tác đơn giản như: Cúi lưng, quay cổ, đi bộ, đưa tay ra sau lưng, đứng lên ngồi xuống nặng nề…
  • Sưng tấy, biến dạng khớp: Khi bị thoái hoá nặng, vùng cơ xung quanh khớp tổn thương, các khớp càng có biểu hiện sưng tấy do viêm hoặc tràn dịch khớp, thậm chí còn hình thành gai xương dẫn đến biến dạng khớp, khớp bị lệch khỏi trục ban đầu…

Trên đây là những triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối. Nhìn chung ta có thể thấy bệnh chủ yếu gây đau và làm bệnh nhân bị hạn chế trong vận động. Một số trường hợp hiếm gặp là bệnh nhân bị biến dạng khớp.

Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của thoái hoá khớp

Bệnh thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm khôn lường như:

  • Hoại tử xương khớp, gãy xương do áp lực, chảy máu trong khớp hoặc gây nhiễm trùng khớp.
  • Đứt dây chằng và suy giảm chức năng gân quanh khớp.
  • Dây thần kinh bị chèn ép gây nên tình trạng đau thần kinh tọa. 
  • Xảy ra chứng vôi hoá sụn khớp do sự hình thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là đầu gối, làm cho các triệu chứng thoái hóa khớp trầm trọng hơn. Khi các tinh thể canxi chuyển động sẽ gây ra các cơn đau cấp tính
  • Thoái hóa khớp còn kéo theo việc hình thành trong khớp các tinh thể urat natri, gây ra bệnh gút.
  • Tại các khớp bị tổn thương, gai xương có thể mọc lên gây cản trở việc vận động và di chuyển, gai xương hình thành ở vùng cột sống còn khiến người bệnh mắc phải bệnh gai cột sống. 
Thoái hoá khớp khiến các khớp hình thành gai xương gây cản trở vận động
  • Bệnh nhân thoái hóa khớp luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu, khó đi vào giấc ngủ và thường bị tỉnh giấc giữa đêm do các cơn đau bùng phát. Lâu ngày dẫn đến tinh thần mệt mỏi, cơ thể suy nhược, dễ mắc phải hội chứng trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Thoái hóa khiến người bệnh bị hạn chế vận động, lâu ngày khiến các cơ teo lại, các chi suy yếu, dần dần mất đi khả năng vận động bình thường…
  • Khi bệnh tiến triển nặng, các cơ quan ở xung quanh khớp như rễ thần kinh và tủy sống… bị tổn thương khiến người bệnh bị bại liệt, tàn phế.

Gợi ý các phương pháp điều trị thoái hóa khớp tốt nhất

Có rất nhiều phương pháp được đưa ra để can thiệp điều trị thoái hóa khớp. Các phương pháp hiện nay thường tập trung vào giảm đau, làm chậm tiến trình phát triển của bệnh, phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế tồn đọng, việc lựa chọn liệu pháp chữa bệnh nào còn phụ thuộc vào các triệu chứng lâm sàng và mức độ tổn thương của khớp.

Gợi ý các phương pháp điều trị thoái hoá khớp

Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp sau đây:

Chữa thoái hóa khớp bằng các bài thuốc dân gian

Trước bị thoái hoá khớp gối, nhiều người thường tìm đến các bài thuốc dân gian bởi nguyên liệu dễ tìm kiếm, lành tính, an toàn với sức khoẻ và đặc biệt là có chi phí điều trị thấp hơn nhiều so với các phương pháp khác. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa thoái hoá khớp được áp dụng rộng rãi trong dân gian:

Bài thuốc chữa thoái hoá khớp từ rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng sở hữu hơn 20 loại acid amin cùng 8 loại saponin với hàng loạt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Cây thuốc này có tác dụng giảm đau, tăng cường lưu thông máu, bồi bổ khí huyết, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ rất tốt cho việc phục hồi chức năng và làm lành các khớp đang bị thoái hóa.

Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20g rễ cây đinh lăng, đem rửa sạch rồi phơi khô và sao vàng lên. 
  • Cho vào nồi sắc cùng 1 thăng nước trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Bỏ phần bã rồi chia lượng thuốc thu được thành nhiều phần uống trong ngày.

Xem ngay: VTV2 đưa tin ĐÃ CÓ bài thuốc xương khớp hiệu quả được đông đảo người bệnh tin dùng

Bài thuốc chữa viêm khớp bằng lá đinh lăng

Bài thuốc chữa thoái hoá khớp từ gừng

Gừng cũng là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong việc khắc phục các triệu chứng thoái hóa khớp và cải thiện chức năng vận động. Gừng có vị cay, tính ấm, giải quyết hiệu quả tình trạng tắc nghẽn mạch máu hay dây thần kinh bị chèn ép, từ đó làm giảm nhanh các cơn đau nhức do bệnh gây ra. Gừng có thể là liệu pháp tự nhiên thay thế cho một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hay aspirin.

Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 100 – 200g gừng tươi với 1 ít rượu trắng.
  • Cạo gừng bỏ phần vỏ, đem rửa sạch rồi sấy khô.
  • Bỏ gừng vào trong rượu trắng khuấy đều lên và uống trực tiếp.
  • Uống duy trì dài ngày để cảm nhận rõ được hiệu quả của bài thuốc.

Bài thuốc chữa thoái hoá khớp từ cây gối hạc

Gối hạc là dược liệu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, cải thiện tình trạng sưng tấy, tê cứng khớp rất tốt. Các thành phần trong gối hạc còn giúp kích thích quá trình lưu thông máu đến các khớp xương đang bị thoái hóa, từ đó cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng các cơ, ức chế quá trình oxy hóa và làm lành các tổn thương trên khớp, phục hồi chức năng vận động.

Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị rễ gối hạc cùng ké đầu ngựa mỗi loại 16g, kim ngân 10g, đơn đỏ 12g, lá thông 8g.
  • Đem tất cả nguyên liệu này đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với 600ml nước.
  • Đun thuốc trong lửa nhỏ đến khi cạn dần còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Bỏ đi phần bã, chia nước thuốc thu được thành 2 lần dùng trong ngày.

Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian chỉ phát huy tác dụng với các trường hợp bệnh mới khởi phát, đau nhức nhẹ. Thuốc thường cho tác dụng chậm, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa và bệnh trạng của từng người, dễ khiến người bệnh chán nản. 

Xem ngay: Vua thuốc Nam và bài thuốc xương khớp được hàng ngàn người tìm kiếm

Các loại thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp

Để kiểm soát tình trạng đau nhức và sưng cứng tại khớp một cách nhanh chóng, nhiều người thường sử dụng các loại thuốc Tây bởi thuốc cho tác dụng tức thì, dạng bào chế tiện lợi, dễ sử dụng. Một số loại thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp phổ biến có thể kể tới:

Nhóm thuốc giảm đau (Paracetamol, Neurontin, Aspirin)… Đây là nhóm thuốc giảm nhanh các triệu chứng đau, sưng cứng khớp do thoái hoá khớp gây ra. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như: phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy, mất ngủ, táo bón… Thuốc chống chỉ định cho người bị suy gan,, thiếu máu,  người mắc các bệnh về tim, phổi…

Paracetamol là loại thuốc giảm đau điển hình nhất

Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid (Indomethacin, Flurbiprofen, Ketoprofen, Etodolac…): Đây là nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm sưng nhanh chóng, giúp người bệnh dễ chịu và vận động dễ dàng hơn. Tuy nhiên thuốc có thể gây suy giảm chức năng thận, men gan cao; viêm loét đại tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, nguy hiểm cho người bệnh tim…. nếu lạm dụng trong thời gian dài.

Thuốc tiêm corticosteroid: Đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh nhất, được tiêm trực tiếp vào vùng khớp tổn thương giúp kháng viêm, giảm đau, ức chế hệ miễn dịch, được sử dụng cho các trường hợp thoái hóa khớp đau nhức nặng nề. Corticosteroid chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng thuốc quá liều có thể làm lớp sụn khớp mỏng dần, khiến người bệnh bị giảm sức đề kháng, suy thượng thận, lượng đường huyết tăng cao, … 

Nghiêm cấm sử dụng thuốc này với phụ nữ mang thai và cho con bú, những người mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, gout, viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm, siêu vi….

Hydrocortison là một trong những loại thuốc tiêm thuộc nhóm corticosteroid

Điều trị tận gốc thoái hóa khớp, chặn đứng cơn đau, phục hồi vận động bằng bài thuốc thảo dược QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT KHANG

Quốc dược Phục cốt khang hòa quyện tinh hoa hơn 50 thượng dược quý là bài thuốc YHCT đặc trị thoái hóa khớp được đông đảo giới chuyên gia đánh giá cao, người bệnh cả nước tin dùng nhất hiện nay. Bài thuốc được ra đời từ công trình nghiên cứu khoa học Ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền vào điều trị thoái hoá khớp tại Việt Nam do đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc thực hiện.

Bài thuốc xử lý thoái hóa khớp duy nhất được nghiên cứu bài bản tại Việt Nam
Bài thuốc xử lý thoái hóa khớp duy nhất được nghiên cứu bài bản tại Việt Nam

Quốc dược Phục cốt khang được kế thừa và phát triển từ bài thuốc chữa đau xương khớp bí truyền của người Tày tại vùng Tây Bắc kết hợp với hàng chục phương thuốc cổ nổi tiếng và y pháp bậc thầy của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Sau quá trình nghiên cứu, phát triển bài bản dưới sự soi sáng của khoa học hiện đại, Quốc dược Phục cốt khang chính thức được hoàn thiện và đưa vào ứng dụng điều trị. 

Với những ưu điểm nổi bật về thành phần, công dụng, Quốc dược Phục cốt khang mang đến hiệu quả điều trị vượt trội, giúp hàng triệu người bệnh thoái hóa khớp trên khắp cả nước thoát khỏi đau nhức, phục hồi vận động.

Cơ chế tác động “3 trong 1” đột phá điều trị DỨT ĐIỂM thoái hóa khớp – Tái tạo xương khớp – Phục hồi vận động sau 1 liệu trình

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT kết hợp cùng lúc 3 nhóm thuốc chuyên biệt tạo thành sức mạnh hoàn chỉnh tác động điều trị tận gốc căn nguyên gây thoái hóa khớp và phục hồi vận động toàn diện:

Quốc dược đặc trị thoái hóa khớp: Đóng vai trò mũi nhọn tấn công trực tiếp vào căn nguyên, giải phóng sự chèn ép  trên các dây thần kinh và tủy sống, loại bỏ triệt để các triệu chứng đau nhức, khô cứng, tê bì tại các khớp. Đồng thời bổ sung canxi, tăng sinh dịch nhầy sụn khớp, phục hồi chức năng khớp và các mô xương dưới sụn, làm chậm quá trình thoái hóa, giúp người bệnh lấy lại chức năng vận động linh hoạt. 

Quốc dược Giải độc hoàn: Liều thuốc “kháng sinh tự nhiên” có công dụng khu phong, tán hàn, trừ tà, giải độc, thanh lọc cơ thể, giải quyết các triệu chứng sưng viêm, đau nhức, tê mỏi do thoái hóa khớp gây ra.

Quốc dược Bổ thận hoàn: Bồi bổ can thận, điều hoà khí huyết, đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết, mạnh gân cường cốt, ổn định chính khí, ngăn chặn ngoại tà xâm nhập, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.

Công thức thuốc "3 trong 1" xử lý thoái hóa khớp hoàn chỉnh
Công thức thuốc “3 trong 1” xử lý thoái hóa khớp hoàn chỉnh

Bên cạnh đó, Trung tâm Thuốc dân tộc đảm bảo tính cá nhân hoá cho từng đối tượng điều trị. Bác sĩ đầu ngành trực tiếp thăm khám, kê đơn, gia giảm các thành phần, liều lượng thuốc cho phù hợp với thể trạng và thể bệnh của từng bệnh nhân. Do đó, Quốc dược Phục cốt khang phù hợp với mọi thể bệnh thoái hóa khớp, điều trị hiệu quả với cả những trường hợp nặng, đau nhức lâu năm.

Bảng thành phần kết hợp hơn 50 thượng dược tốt bậc nhất cho xương khớp, đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO

Làm nên bộ 3 nhóm thuốc với công dụng vượt trội là sự hòa quyện của hơn 50 vị thuốc quý với nguồn dược chất dồi dào, tốt bậc nhất trong việc nuôi dưỡng và tái tạo xương khớp. Trong đó có nhiều vị thuốc lần đầu tiên được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng bài bản tại Việt Nam như: Kê huyết đằng, Cây tào đông, thau pinh, phác mạy liến, phác mạy nghiến, thau pú lùa, phác kháo cài…

Xem ngay: Bài thuốc ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp kết hợp nhiều biệt dược lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam

Quốc dược Phục cốt khang kết hợp tinh hoa y học cổ truyền của hơn 50 vị thuốc quý
Quốc dược Phục cốt khang kết hợp tinh hoa y học cổ truyền của hơn 50 vị thuốc quý

Ngoài ra bảng thành phần còn có sự góp mặt của hàng chục thảo dược quý khác như: Hầu vĩ tóc, đương quy, xuyên khung, tầm gửi cây gạo, dây đau xương, đỗ trọng, ba kích, đơn đỏ, kim ngân cành, hồng xanh, bạc sau… 

Các vị thuốc được kết hợp theo nguyên tắc quân – thần – tá – sứ của YHCT, hòa quyện, bổ trợ, hóa giải và quân bình dược tính, phát huy tối đa hiệu quả điều trị. 

100% thảo dược đều được nuôi trồng và thu hái trực tiếp tại hệ thống vườn dược liệu SẠCH đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc quy hoạch và phát triển. Mỗi vị thuốc đều trải qua quá trình kiểm nghiệm dược tính nghiêm ngặt, cam kết không gây tác dụng phụ, đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng.

Kết hợp trị liệu Y học cổ truyền gia tăng hiệu quả điều trị

Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống, để gia tăng hiệu quả điều trị, các bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và xây dựng phác đồ điều trị thoái hóa khớp hoàn chỉnh với sự kết hợp của các liệu pháp YHCT như xoa bóp giảm đau với cồn thảo dược, trị liệu châm cứu, thủy châm, bấm huyệt, cấy chỉ … cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý và bài tập khoa học. 

Việc kết hợp liệu pháp y học cổ truyền giúp bài thuốc thảo dược Quốc dược Phục cốt khang phát huy hiệu quả
Phác đồ điều trị bệnh thoái hoá khớp hoàn chỉnh

Vượt qua các bước kiểm định về mức độ hiệu quả và an toàn, Quốc dược Phục cốt khang đã được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin là giải pháp điều trị các bệnh xương khớp hoàn chỉnh và tối ưu nhất hiện nay.

Hoặc xem phóng sự chi tiết qua video dưới đây:

Theo kết quả nghiên cứu hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền, Viện Nghiên cứu Bệnh cơ xương khớp Việt Nam, hàng ngàn bệnh nhân sử dụng bài thuốc đã khỏi hẳn các tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp, phục hồi vận động, duy trì hiệu quả trong thời gian dài. 95% trong tổng số hàng ngàn bệnh nhân khỏi thoái hóa khớp sau 2-3 tháng, số còn lại cần nhiều thời gian hơn, 100% không gặp tác dụng phụ. Đặc biệt tỷ lệ khỏi bệnh ở bệnh nhân nặng, mãn tính, lâu năm cao.

XEM NGAY: Phản hồi của các bệnh nhân thoái hóa khớp sau khi sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Đông đảo bệnh nhân xương khớp đã phục hồi vận động nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc
Đông đảo bệnh nhân xương khớp đã phục hồi vận động nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Tiến sĩ người Ấn Độ – Alok Bharadwaj – Nguyên Phó Chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược Canon Châu Á, hồi phục vận động, không còn đau nhức do thoái hóa khớp gối khi sử dụng phác đồ Y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Ông Alok bày tỏ sự bất ngờ và đánh giá cao về hiệu quả của Y học cổ truyền Việt Nam đối với bệnh xương khớp.

Mời bạn đọc xem chia sẻ của ông Alok qua video sau:

Bác Bùi Thị Lâm (73 tuổi, Hà Nội) ám ảnh vì thoái hóa xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ lâu năm, kiểm soát cơn đau nhức ngoạn mục sau 10 ngày nhờ phác đồ của Trung tâm Thuốc dân tộc. 

Xem chi tiết chia sẻ của bác Lâm qua video sau:

Bà Phùng Thị Giang (79 tuổi, Hà Nội) từng không thể duỗi được chân, di chuyển khó khăn vì thoái hóa đốt sống cổ hơn 3 năm. Chỉ sau 7 ngày theo đuổi phác đồ tại Trung tâm Thuốc dân tộc, các cơ khớp của bà Giang đã có thể dơ lên dơ xuống dễ dàng, di chuyển linh hoạt hơn. 

Chia sẻ về hiệu quả bài thuốc xử lý thoái hóa xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc được ghi lại qua Video sau:

Cô Kim Thu (Tp.HCM) từng vận động rất khó khăn, sau 1 thời gian sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang, sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn kết hợp châm cứu, bấm huyệt tại Trung tâm Thuốc dân tộc, cô đã thoát khỏi cơn đau nhức dai dẳng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. 

Xem chi tiết chia sẻ của cô Kim Thu qua Video sau:

Cùng chúng tôi nhìn lại quá trình nghiên cứu hoàn thiện bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang qua phóng sự sau:

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn duy nhất bởi các bác sĩ Thuốc dân tộc. Vì vậy, người bệnh cần liên hệ để nhận tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Hà Nội: B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: (024) 7109 7799 – 098 717 3258

Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận. SĐT: (028) 7109 6699 – 0961 825 886

Truy cập Website: thuocdantoc.orgFanpage:Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Đừng bỏ lỡ: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp

Đối với các trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp nặng, các khớp có dấu hiệu bị biến dạng, căng cứng không cử động được hoặc kèm viêm bao hoạt dịch… điều trị nội khoa đã không còn tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số phương pháp phẫu thuật như: Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp (cắt lọc, bào, rửa khớp), cấy ghép tế bào sụn, khoang kích thích tạo xương, mổ thay khớp nhân tạo.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hoá khớp tiềm ẩn nhiều biến chứng hậu phẫu nguy hiểm

Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích do tiềm ẩn nhiều biến chứng hậu phẫu nguy hiểm, đồng thời có chi phí hết sức đắt đỏ.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp 

Bên cạnh yếu tố tuổi tác, bệnh thoái hoá khớp cũng do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và việc lao động quá sức gây ra. Vì vậy, bệnh có thể được phòng ngừa rất dễ dàng nếu bạn quan tâm điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của mình ngay từ khi còn trẻ để giảm được tối thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

  • Thay đổi thói quen, lối sống hàng ngày: Bệnh thoái hóa khớp có xu hướng phát triển theo tuổi tác của chúng ta. Tình trạng lão hóa này có thể ngăn ngừa được bằng cách ngay từ khi còn trẻ hoặc  khi bước vào lứa tuổi trung niên, nhất là từ 40 trở lên, cần duy trì tập thể dục đều đặn, có chế độ ăn hợp lý tránh béo phì, tăng cường bổ sung canxi và hạn chế tối đa thuốc lá, rượu bia…
  • Tránh tập thể dục, lao động quá sức và sai tư thế: Đối với những người thường xuyên phải mang vác vật nặng thì nên sử dụng những khớp lớn. Cần thường xuyên kiểm tra các khớp của mình và nếu có dấu hiệu bị đau nhức khớp kéo dài thì nên đi khám ngay để phát hiện kịp thời nguy cơ thoái hóa khớp.
Tập thể dục nhẹ nhàng là một phương pháp phòng ngừa tốt bệnh thoái hóa khớp
  • Thay đổi tư thế thường xuyên và giữ cơ thể luôn thẳng: Đối với những người thường xuyên phải ngồi làm việc kéo dài thì nên thay đổi tư thế của mình thường xuyên và giữ cơ thể ở tư thế đúng và luôn thẳng để các khớp tránh bị đè ép không cân đối.
  • Quan tâm đến sức khỏe của bản thân: Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng nhân biết được những bất thường đang diễn ra trong cơ thể mình để ngăn chặn nó kịp thời.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái: Hãy cân bằng giữa công việc và  giải trí để tinh thần luôn được thoải mái giúp cơ thể luôn dồi dào năng lượng. Không nên quá ôm đồm làm việc, dù chỉ làm những việc nhẹ nhưng nếu làm quá nhiều trong một thời gian dài mà không được nghỉ ngơi hợp lý cũng khiến khớp bị tổn thương.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng của bệnh thoái hoá khớp. Hy vọng, qua bài viết, người bệnh sẽ trang bị được thêm cho mình những kiến thức hữu ích trong việc chủ động phòng ngừa, thăm khám và điều trị thoái hóa khớp, sớm đẩy lùi được căn bệnh này. 

Bài viết được quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

5/5 - (9 bình chọn)

Bình luận (35)

  1. Nguyễn Thanh LiêmNguyễn Thanh Liêm says: Trả lời

    Bà nội mình bị thoái hóa khớp từ lâu rồi nhất là 2 khớp gối, bình thường bà chỉ cần đi độ 5-10p liên tục là khớp gối sẽ đau âm ỉ và không thể đi được nữa, buổi sáng ngủ dậy mình cũng thấy bà phải khởi độn đầu gối một lúc rồi mới đi lại được, bà bảo ban sáng gối cứ bị cứng lại nếu không vận động tại giường thì sẽ bị khuỵu xuống. Tình trạng này diễn ra cũng lâu rồi, bình thường thì bà mình toàn dùng cao xoa bóp nhưng khi nào đau quá thì bố lai gọi nhân viên y tế vào tiêm 1 mũi thẳng vào khớp gối cho bà thì hôm sau là đỡ nhanh lắm, cứ như thế độ vài tháng lại tiêm 1 mũi như vậy. Tình trạng như bà mình vậy thì dùng thuốc này có được không vậy?

    1. Đào Mạnh HảiĐào Mạnh Hải says: Trả lời

      Bà em cũng vậy đó, mỗi lần đau nếu nhẹ thì mua thuốc giảm đau và cao xoa bóp để dùng nhưng nặng là toàn phải đi tiêm, mà cái thoái hóa khớp này chuyên tiêm thẳng trực tiếp vào khớp gối, nhìn trông sợ lắm nhưng tiêm xong thấy bà đỡ luôn không cần đến mũi thứ 2

    2. Phương LinhhPhương Linhh says: Trả lời

      Ui các bạn ơi, tiêm khớp gối không phải chuyện đơn gainr đâu nhé, tiêm tại nhà vô khuẩn không cẩn thận là nhiễm trùng khớp, hoại tử khớp như chơi đấy, bài viết cũng có nói rồi kìa. Các bạn có người nhà bị vậy thì nên cân nhắc nhé, tiêm nhiều không tốt đâu vì bản chất thuốc tiêm vào ấy nó cũng chỉ là thuốc giảm đau và chống viêm tại chỗ thôi, tiêm thì nhanh khỏi thật nhưng cũng kha khá biến chứng về sau này đấy

    3. Trấn Hoàng NamTrấn Hoàng Nam says: Trả lời

      Bạn phía trên nói đúng, tiêm mà lạm dụng quá sau nhiều biến chứng lắm ạ. Ông mình 63 tuổi cũng thoái hóa khớp dạn nặng, gối thi thoảng lại sưng phù lên như đốt tre ấy, một dạo thấy ông cũng hay đi tiêm cái gì vào gối thì thấy ông đỡ kêu đau hẳn nhưng cứ thế mà mặt ông mình dần dần phù lên, tích nước đến lúc đi khám thì bác sĩ bảo bị ngộ độc corticoid do thuốc xuong khớp đó, may mà hồi ấy đi khám sớm không thì lại suy gan suy thận từ lâu rồi. Giờ ông mình sợ không dám tiêm nữa mà đang dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp của trung tâm thuốc dân tộc, thấy bảo tác dụng từ từ nhưng cũng đỡ ra phết, ông mình dùng được hơn 2 tháng rồi

      1. Nguyễn Thanh LiêmNguyễn Thanh Liêm says: Trả lời

        Thuốc đông y có đúng không bạn nhỉ, thuốc đông y thì chắc là yên tâm rồi, không sợ tác dụng phụ như thuốc tây đâu nhỉ

      2. Trấn Hoàng NamTrấn Hoàng Nam says: Trả lời

        Đúng rồi đấy bạn ạ, thuốc này được cái lành tính lắm, các ông bà dùng thì kiên trì một chút nhưng vừa có hiệu quả giảm đau lại vừa an toàn , không phải lo ảnh hưởng gan thận như thuốc đông y đâu

      3. Nguyễn Lê VânNguyễn Lê Vân says: Trả lời

        Thuốc dùng bao lâu thì khỏi thế, ông bạn dùng 2 tháng hơn rồi mà chưa hết thuốc cơ à ???

  2. Phạm Thu QuỳnhPhạm Thu Quỳnh says: Trả lời

    Thoái hóa đa khớp và xương thì dùng thuốc quốc dược phục cốt khang này có được không hay phải dùng thêm thuốc tây, tôi bị bệnh thoái hóa đa khớp xương lâu lắm rồi, tính sơ cũng chục năm nay

    1. Đinh Mạnh NinhĐinh Mạnh Ninh says: Trả lời

      Không biết thế nào nhưng dùng đông thì thôi tây mà tây thì thôi đông bác ạ, chế ra cái bài thuốc đông y này để giảm bớt tác dụng phụ của tây y giờ lại còn dùng đông với tây kết hợp thì nói chuyện gì

    2. Lê Quốc TrườngLê Quốc Trường says: Trả lời

      Dùng thuốc này là không cần dùng thuốc tây đâu bác ơi, bố cháu đang điều trị ở đây đây, hôm đến bác sĩ có khám và kê thuốc sau đó dặn nên bỏ hết thuốc gaimr đau kháng sinh đi, chỉ dùng thuốc đông y quốc dược phục cốt khang thôi bác nhé. Thuốc cũng có tận 3 loại cơ nên dùng thuốc đông y thôi đã đủ rồi cần gì đến thuốc tây

    3. Lê GiàuLê Giàu says: Trả lời

      Tận 3 loại cơ à, bố bạn được kê những loại gì thế, như này thì sắc lau lắm ấy nhỉ

      1. Lê Quốc TrườngLê Quốc Trường says: Trả lời

        Thuốc này bác sĩ kê cho có quốc dược phục cốt hoàn, quốc dược bổ thận hoàn và thuốc giải độc ( cái thuốc giải độc này bác sĩ xem ai mà dùng nhiều thuốc tây có triệu chứng nóng gan thì bác sĩ sẽ kê thêm nhé chứ không phải ai cũng có đâu) , 3 loại này đều được chế dưới dạng hoàn đóng lọ rồi nên lúc dùng cứ thế dùng thôi mà không cần sắc thuốc nữa đâu bạn ơi

  3. Hoàng Thanh LanHoàng Thanh Lan says: Trả lời

    Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, bị thoái hóa khớp gối và cổ chân cũng được 5 năm nay rồi, trước 1 năm chỉ bị tái phát 1 -2 lần, những lúc như thế chườm ngải cứu rang muối độ 2 -3 tối là thấy mẹ đỡ và đi lại được bình thường. Nhưng tự dưng từ đầu năm ngoái hai gối cứ sưng u lên như gối con hạc ấy. Mẹ tôi ra viện thì bác sĩ hút ra một đống dịch mang đi xét nghiệm, và cho thuốc về dùng, được vài tháng sau thì gối lại có hiện tượng sưng lại như thế. Hỏi thì bác sĩ bảo bị thoái hóa khớp dẫn đến tràn dịch khớp gối. Tôi muốn hỏi tình trạng như thế thì có phương pháp nào điều trị triệt để không, chứ gần đây cứ mấy tháng là mẹ tôi lại phải đi hút dịch gối 1 lần

    1. Đinh Lan AnhĐinh Lan Anh says: Trả lời

      Thoái hóa mà nặng như thế thì xác định không thể khỏi được nhé, nhưng dùng thuốc và tập luyện tích cực thì sẽ có tác dụng giảm đau, tránh tái phát. Tuổi già được như vậy là tốt lắm rồi

    2. Đỗ TuấnĐỗ Tuấn says: Trả lời

      Tôi trước đây cũng bị thoái hóa khớp gối, năm đấy lại còn béo phì nữa nên bị thoái hóa sớm từ năm 50 tuổi đã suốt ngày phải ra viện vào viện cũng để hút dịch như thế kia. Mỗi lần hút dịch là thêm 1 lần uống thuốc giảm đau chống viêm thì mới khỏi được. Được khoảng 1 năm như thế thì tôi sinh ra thêm bệnh loét dạ dày tá tràng, từ đó tôi rất sợ và ám ảnh mỗi lần nghĩ đến việc phải dùng thuốc tây y. May thay hồi đó có anh bạn giới thiệu cho tôi trung tâm Thuốc Dân Tộc chuyên điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc y học cổ truyền, nghiên cứu thì thấy thuốc cũng khá an toàn và không ảnh hưởng gì đến dạ dày nên tôi quyết định đến khám. May sao hôm ấy gặp đúng bác sĩ Tuyết Lan, bác khám bệnh cho tôi rất kĩ, xem cả phim chiếu chụp sau đó bắt mạch và kê đơn thuốc cho tôi dùng có 3 loại như trên bài viết cũng nói đấy. Khám rồi bác sĩ còn tư vấn chế độ ăn uống tập thể thao nữa. Tôi làm theo đúng hưỡng dẫn của bác sĩ thì được hơn 1 tháng là đỡ đau hẳn rồi, ăn uống cũng kiêng khem hơn nên tôi thấy cân nặng cũng dần được kiểm soát, đến hết liệu trình bác sĩ kê thì tôi khỏi hẳn đau nhức, đi lại không thấy lạo xạo khớp nữa mà cũng chẳng còn bị tràn dịch gối, tính đến nay cũng gần 2 năm có lẻ rồi đấy

      1. Trần Hoài ThươngTrần Hoài Thương says: Trả lời

        Nếu thực điều trị được như thế thì tốt quá ạ, bác dùng thuốc này bao lâu thì được hiệu quả như vậy

      2. Đỗ TuấnĐỗ Tuấn says: Trả lời

        Thuốc này tôi dùng hơn 3 tháng cháu nhé, nếu mẹ cháu bị nhẹ hơn thì có khi là cần thời gian ít hơn đấy, nhưng tôi thấy đa phần là 2-3 tháng 1 liệu trình

      3. Nguyễn Thị NànhNguyễn Thị Nành says: Trả lời

        Hình như bên trung tâm thuốc dân tộc có điều trị cả châm cứu và xoa bóp bấm huyệt có đúng không các bác, tôi muốn vừa dùng thuốc vừa kết hợp châm cứu và xoa bóp thì có được không. Tôi có tuổi rồi nên gần như là bị đau nhức toàn thân

      4. Đỗ TuấnĐỗ Tuấn says: Trả lời

        Có đấy chị ạ, hôm tôi đến cũng thấy mọi người làm châm cứu và xoa bóp nhưng vì tôi không có thời gian nên chỉ dùng thuốc thôi, với bác sĩ Tuấn cũng nói bệnh của tôi chỉ cần dùng thuốc thôi cũng khỏi được 90% rồi, châm cứu với xoa bóp bổ sung thêm thì hiệu quả nhanh hơn

  4. Dương Phi PhiDương Phi Phi says: Trả lời

    Thuốc tốt thế nhưng không thấy nói chi phí điều trị là bao nhiêu nhỉ, em muốn đưa mẹ đến đây khám, mẹ em bị thoái hóa cột sống cổ, tê bì và đau nhức cánh tay 2 tháng nay rồi, đầu quay đi quay lại cũng hơi khó

    1. Đặng Văn NghịĐặng Văn Nghị says: Trả lời

      Chi phí điều trị tùy từng người bạn ơi, giá dao động khoảng 2 triệu/ 1 tháng thuốc đó bạn ạ

    2. Nguyễn Hữu QuyếtNguyễn Hữu Quyết says: Trả lời

      Mắc thế cơ à, bình thường tôi đi mua thuốc ở tiệm có mấy trăm ngàn, dùng vài hôm là hết đau, mỗi tội lâu lâu lại bị lại thôi

    3. Đặng Văn NghịĐặng Văn Nghị says: Trả lời

      Thuốc phải thế nào thì mới có giá ấy chứ, không so sánh được đâu anh ơi, một đằng thuốc cấp tốc với một đằng thuốc điều trị bệnh từ cái gốc của bệnh. Thuốc kia nhanh nhưng hiệu qảu không lâu lại haijm thuốc này thì dùng lâu, gái thành cao hơn nhưng an toàn và hiệu quả lâu dài. Anh cứ cân nhắc thấy cái nào lợi hơn thì dùng cái đó vì không ai ép anh được

      1. Dương LâmDương Lâm says: Trả lời

        Mẹ mình điều trị thoái hóa khớp ở teung tâm từ hồi đầu năm 2020 đến nay là gần 1 năm ròi không thấy mẹ mình kêu đau nhức như hồi xưa nữa, thuốc lúc uống thì thấy lâu thật nhưng giờ ngẫm lại thấy đúng là sự lựa chọn sáng suốt

  5. Xuân TrườngXuân Trường says: Trả lời

    Tháng vừa rồi tự dưng gối và háng của tôi cũng rất đau nhức, lúc đi lên cầu thang và xuống cầu thang toàn phải vị và nghe tiếng lục khục như cạo rỉ sắt ấy, tôi đi chụp phin thì mấy anh bác sĩ nói bị gai khớp, thoái hóa khớp hiện tôi đnag dùng thuốc của phòng khám kê. Thuốc này dùng giảm đau nhanh lắm nhưng tôi cứ có cảm giác dừng thuốc thì lại đau trở lại. Giờ tôi muốn chuyển qua dùng thuốc đông y của nhà thuốc thì có bị làm sao không, mong được bác sĩ giải đáp sớm

    1. Phương Mai ĐỗPhương Mai Đỗ says: Trả lời

      Anh ơi bác sĩ không trực trên này đâu, anh muốn giải đáp nhanh thì gọi đến số máy này nhé, sẽ có bác sĩ tư vấn cho anh 024 7109 6699 – 098 717 3258

    2. Đinh Thị Ánh TuyếtĐinh Thị Ánh Tuyết says: Trả lời

      Giờ có tuổi rồi dùng ít mấy thuốc giảm đau thôi anh ơi, đành rằng đau do thoái hóa thì đau thật nhưng cứ dùng thuốc giảm đau sau nó còn hại luôn cả cái dạ dày đấy. Chuyển sang dùng thuốc đông y này tốt vì em cũng tìm hiểu bên này rồi, thuốc 100% dược liệu thiên nhiên nên an toàn lắm, không phải lo tác dụng phụ gì đâu, Vườn thuốc của trung tâm còn được lên trên tivi đây này

      1. Nguyễn Văn NamNguyễn Văn Nam says: Trả lời

        Dùng thuốc này thì có phải kiêng gì không ấy

      2. Trần KhảiTrần Khải says: Trả lời

        Có kiêng nhé, đặc biệt là rượu bia thì càng phải kiêng, anh còn cần kiêng cả đồ cay nóng nữa để thuốc phát huy hết tác dụng

  6. Hoàng Trọng VôngHoàng Trọng Vông says: Trả lời

    Thoái hóa khớp gối và háng thì tập thể dục bài gì được nhỉ, tôi hàng ngày vẫn đi bộ hơn 2km buổi sáng mà thấy vẫn đau nhức quá

    1. Thảo Thanh ThanhThảo Thanh Thanh says: Trả lời

      Thoôi chết, thoái hóa khớp gối bác sĩ khuyên không nên đi bộ anh ơi, càng đi bộ càng chết. Anh nên thay thế bằng đạp xe đạp hay đi bơi nhé, đến trung tâm thuốc dân tộc lấy thuốc thì bác sĩ sẽ tư vấn cho, chứ nhiều người vẫn tưởng đi bộ là tốt đấy, tốt thì cũng tốt với tùy người thôi

      1. Trần Đức NamTrần Đức Nam says: Trả lời

        Cho hỏi trung tâm làm việc những ngày giờ nào thế, nghe ổn quá tôi cũng muốn đến khám thử coi sao

      2. Le LoiLe Loi says: Trả lời

        TT lam viec ca tuan ban oi, tu thu 2 den chu nhat cu den gio hanh chinh la duoc kham nhe

    2. Hoàng Trọng VôngHoàng Trọng Vông says: Trả lời

      Bên này bác sĩ khám và tư vấn kĩ thế à, tôi đi khám ở viện khác thấy kê đơn cho xong là thôi, không thấy tư vấn gì hết

      1. Minh TríMinh Trí says: Trả lời

        Ở bệnh viện ngta đông bệnh nhân nên tư vấn không xuể, đa số cho thuốc xong có khi còn chẳng dặn uống như nào ấy, Mình cũng đi nhiều viện khám rồi nên biết. Trung tâm thuốc dân tộc thì bác sĩ khám tỉ mỉ, cho thuốc uống sau đó còn dặn đủ thứ từ ăn uống đến tập tành nữa. Trong suốt quá trình dùng có gì thắc mắc cũng cứ alo là được giải đáp ngay

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
Ẩn