Nguyên nhân và cách điều trị bệnh loãng xương hiệu quả
Người mắc bệnh loãng xương có mật độ xương thấp, độ cứng của xương suy giảm khiến chúng dễ bị giòn và gãy. Cần phải điều trị loãng xương trước khi bị tổn hại nặng hoặc có biến chứng. Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi nhưng không có nghĩa là đối tượng trẻ tuổi có thể yên tâm hoàn toàn, thực tế số thanh thiếu niên ở Việt Nam bị bệnh loãng xương có gia tăng. Vậy nguyên nhân của bệnh loãng xương là gì và cách chữa trị như thế nào?
Bệnh loãng xương do đâu?
Cấu trúc của mô xương bị tổn thương, khối xương xương suy giảm khi bị loãng xương. Có rất nhiều nhân tố dẫn đến tình trạng này:
– Không đảm bảo dinh dưỡng trong chế độ ăn uống:
Dễ nhận thấy con người sống ở thời hiện đại ít quan tâm đến bữa ăn hơn so với các thế hệ trước. Vì quá bện rộn nên họ chọn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… Ước tính trung bình mỗi người chỉ dung nạp 500mg calci hàng ngày trong đó nhu cầu thực tế của cơ thể là 1000-1200mg. Nếu tình trạng thiếu thốn calci này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương cao.
– Thay đổi tất yếu sau mãn kinh:
Cơ thể người phụ nữ sẽ giảm sản xuất estrogen khi đến thời kì mãn kinh, đây là loại hóc môn quan trọng tác động rất nhiều đến khung xương, ngực, tử cụng và nhiều cơ quan khác. Lượng hóc môn estrogen có thê bị suy giảm 80% và hậu quả là quá trình mất xương nhanh hơn quá trình tái tạo xương mới dẫn đến loãng xương hay paget xương.
– Quá ít vận động:
Công việc mong muốn của nhiều người là nhân viên văn phòng, ít phải đi lại, ngồi trong phòng máy lạnh để làm việc. Nghe có vẻ nhàn nhạ nhưng thực tế đây là một trong những công việc dễ gây ra các bệnh xương khớp, tim mạch nhất.
Hoạt động quá ít sẽ làm tăng hoạt tính của tế bào hủy xương đồng thời làm chậm qui trình sản xuất và tái tạo xương mới. Ngồi trong phòng nhiều, ít tiếp xúc với ánh mặt trời dẫn đến thiếu hụt vitamin D làm cơ thể hấp thụ canxi không hiệu quả.
Cách điều trị bệnh loãng xương
Trước tiên cần xác định nguyên nhân gây loãng xương là gì sau đó bác sĩ mới kê các nhóm thuốc phù hợp. Như đối với trường hợp bệnh do mãn kinh ở người phụ nữ thì sẽ được chỉ định bổ sung estrogen thay thế. tăng cường bù đắp lượng calci và vitamin D cho cơ thể. Thông thường thông qua bữa ăn, nếu không đáp ứng đủ thì sử dụng thêm các thuốc calci dạng tổng hợp. Nhìn chung, điều trị loãng xương giúp ngăn chặn diễn tiến nặng hơn chứ không khắc phục các tổn thương trước đó.
Ngoài phương pháp y học hiện đại, y học cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh loãng xương hiệu quả:
Bài thuốc 1: nam tục đoạn, ngưu tất, ngũ gia bì 16g mỗi vị; đại táo, dâm dương hoắc, đỗ trọng, thiên niên kiện 10g mỗi vị; cam thảo, cẩu tích, thục địa, tang kí sinh, tần giao 12g mỗi vị; quế chi 6g.
Một ngày sắc uống 1 thang thuốc, chia ra uống 3 lần (1 thang sắc 3 lần). Điều trị loãng xương thể thận dương hư. Các biểu hiện có đầu gối đau mỏi, đầu choáng váng, lạnh tay chân, người mệt mỏi, đại tiện phân lỏng,…
Bài thuốc 2: hoài sơn, viễn chí, bạch linh, đỗ trọng, đại táo, đan bì 10g mỗi vị; đương quy, trạch tả, thục địa, sơn thù, khởi tử, quy bản, cam thảo 12g mỗi vị; hắc táo nhân.
Uống 1 ngày 1 thang, 3 lần sắc cho 3 lần uống. Chữa bệnh loãng xương do thể thận âm suy tổn. Các triệu chứng của bệnh là mắt hoa, đau mỏi tại các khớp gôi, táo bón; tai, mắt kém chức năng (như bị ù tai, nhìn không rõ); tay chân thiếu linh động, lười di chuyển, mệt mỏi,…
Bài thuốc 3: trần bì, hồng hoa, ngải diệp, uất kim 10g mỗi vị; phòng sâm, bạch truật, huyết đằng, tục đoạn, xa tiền, hương phụ tử, cam thảo, xuyên khung 12g mỗi vị; tô mộc 20g; hoàng kỳ 16g.
1 thang thuốc sắc uống hết trong ngày. Dành cho bệnh loãng xương thể huyết ứ: bị đau nhức mỏi tại các khớp xương, da tái sạm, cơ thể tiều tụy, nhanh mệt mỏi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!