Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Hiện nay bạn có thể bắt gặp rất nhiều bạn còn khá trẻ đã phải đi khám bệnh thoái hóa khớp. Nếu như trước đây chúng ta chỉ xem đây là căn bệnh của người già thì bây giờ căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp bắt nguồn từ chính những hành động trong cuộc sống của chúng ta; béo phì. lười vận động, lao động nặng nhọc, thiếu hụt dinh dưỡng… bất cứ lý do nào cũng có thể khiến bạn bị viêm khớp. Vậy chúng ta phải làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?
Tập thể dục là một phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả
Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Không phải đợi đến già bạn mới tìm cách phòng ngừa thoái hóa khớp mà ngay từ khi còn trẻ hãy thực hiện điều này bằng cách lưu ý những việc dưới đây:
1. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức thích hợp
Bạn cần biết rằng việc dư thừa cần nặng chính là một nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa của khớp. Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân. Nếu bạn đang có thân hình quá khổ thì cần cải thiện ngay nhé.
2. vận động mọi lúc. mọi nơi
Ngày nay công việc bận rộn khiến cho nhiều người không có thơi gian tập thể dục hoặc do đặc thù làm việc trong văn phòng các bạn ít khi vận động. Điều này quả là tai hại cho các khớp của cơ thể. Hãy tận dụng mọi lúc có thể để vận động như leo cầu thang bộ, giử xe bên ngoài và đi bộ tới nơi làm việc, thay đổi tư thế thường xuyên trong khi làm việc…Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.
3. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Để cho xương cứng cáp và khỏe mạnh bạn cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất và đặc biệt tăng cường canxi và vitamin D trong bữa ăn của mình. Các loại thực phẩm giàu canxi như các loại rau xanh, tôm cua , các loại hạt ngũ cốc…
4. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng
Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.
5. Sắp xếp hợp lý giữa nghỉ ngơi và lao động
Công việc bận rộn khiến bạn luôn vùi đầu vào làm việc mà quên mất việc nghỉ ngơi, giải trí và tự thưởng cho mình những giây phút giải trí lấy lại năng lượng. Việc này khiến không chỉ xương khớp mà các cơ quan trong cơ thể cũng nhanh chóng bị xuống cấp. Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.
6. Quan tâm đến sức khỏe của bản thân
” Sức khỏe là vàng” bạn đừng nên quên mất điều này. Hãy tự biết quan tâm chăm sóc cho sức khỏe của bản thân mình. Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề nó sẽ báo động ngay cho bạn. Trong đó đau là dấu hiệu báo động chủ yếu. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau.
TIN BÀI NÊN ĐỌC
thông tin khá hữu ích